Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016

Nấm độc và cách phân biệt nấm độc

Nấm là một  loại thực phẩm giâu dinh dưỡng, không chỉ là thực phẩm dùng để ăn hàng ngày  mà bên cạnh đó một số loại nấm như nam lim xanh còn có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh. Tuy nhiên, cũng có nhiều loại nấm độc mà người dân khó có thể phân biệt được. Dưới đây chúng tôi  xin chia sẻ kinh nghiệm để nhận biết nấm độc qua hình dáng các loại nấm, mời các bạn tham khảo.
1, Nấm Amanita phalloide
s:
Nấm Amanita phalloides có mũ nấm màu xanh ô liu hay xanh đen, lúc đầu có hình bán cầu, sau trải phẳng ra và hơi lõm ở giữa, đường kính 6-12cm, phiến màu trắng. Cuống và vòng có màu trắng hoặc xanh nhạt. Chân cuống phình dạng củ được bao bọc bởi bao gốc có màu như cuống nấm.
Thịt nấm mềm, màu trắng, khi non có mùi thơm ngọt, khi già có mùi khó chịu. Thường mọc đơn độc hay thành từng cụmtrên đất rừng, bãi cỏ hoặc trên ruộng. Đây là nấm nguy hiểm nhất. Hiện tượng ngộ độc xuất hiện từ 6-24h sau khi ăn.
2,  Nấm Amanita verna:
Nấm Amanita verna có mũ nấm màu trắng, đôi khi ở giữa mũ nấm có màu vàng bẩn. Bề mặt mũ nhẵn và bóng khi khô, nhày dính khi trời ẩm, đường kính 5-10cm. Phiến màu trắng, cuống và vòng cũng màu trắng. Thịt nấm mềm, màu trắng, mùi thơm dịu.
nam-lim-xanh
Nấm độc
Nấm Amanita verna thường mọc ở ven rừng, ven đường, bãi cỏ, bờ ruộng. Cần chú ý loại nấm độc này vì có màu trắng nên rất dễ lầm tưởng với nấm lành.
3,  Nấm Amanita Pantherina:
Nấm Amanita Pantherina có mũ nấm màu nâu xám hoặc vàng nâu, đỉnh mũ màu nâu đen, mép mũ có nếp gấp rõ rệt, lúc đầuhình bán cầu, sau trải phẳng, có mũ khi hơi lõm ở giữa, đường kính 4-10cm. Mặttrên mũ phủ những vảy màu trắng, xếp thành vòng đồng tâm.
Chúng rất dễ bị long khi trờimưa. Phiến màu trắng, cuống và vòng màu trắng. Chân cuống phình dạng củ có baogốc màu trắng trông như những vòng. Thịt nấm màu trắng, có mùi như mùi củ cải,vị hơi ngọt.
Nấm này ngộ độc sau 1-2h. Đượctìm thấy ở Đà Lạt, Tam Đảo, Hòa Bình.
4,   Nấm Amanita muscaria:
Nấm Amanita muscaria có mũ nấmmàu đỏ hay đỏ da cam, đường kính 10-20cm, mặt trên phủ những vảy màu trắng. Phiếnmàu trắng đến vàng nhạt, cuống và vòng màu trắng.
Chân cuống phình dạng củ, được bao bộc bởi bao gốc màu trắng. Thịt nấm màu trắng, không có mùi đặc biết. Mọc đơn độc hoặc đứng gần nhau thành cụm. Đây là loại nấm nguy hiểm, gây ngộ độc nhanh.
5,   Nấm Amanita virosa:
Nấm Amanita virosa  có mũ nấm màu trắng, đôi khi màu vàng nhạt ởđỉnh, ít nhiều có hình nón hoặc ở đỉnh có hình nón, đường kính 4-7cm, có khi đến 10cm.
Phiến màu trắng, hẹp, cuống và vòng cùng màu trắng. Chân cuống phình dạng củ, được bao bọc bởi gốc mỏng màu trắng,thường ẩn sâu trong đất. Thịt nấm màu trắng, mùi khó chịu.
Nấm mọc vào mùa thu, đơn độc hay thành từng cụm. Đây là loại nấm rất độc, cần lưu ý đề phòng.
6,  Nấm Panaeolus papollionaceus:
Mũ nấm khi non có hình cầu, khi mởra thành hình bán cầu, màu trắng xám. Ở đỉnh màu vàng bẩn, bề mặt mũ nhẵn bóngvà khô, không nhày dính, đường kính 1-3cm.
Phiến khi non có màu xám nhạt, sau màu xám đen, lốm đốm (do bào tử chín không đều, tạo ra những đốm màu đen trên nền xám). Cuống cùng màu với mũ, mảnh, dễ gãy. Thịt nấm mỏng, màu trắng.
Đây là loại nấm mọc quanh năm, thường mọc ở trên phân trâu bò, các bãi cỏ chăn thả gia súc, ven đường hoặc trênđất trồng có bón phân chuồng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét